Sở thích trong CV liệu có quan trọng không? Nhiều ứng viên đang phân vân liệu có nên đưa sở thích vào CV hay không. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Mục lục
1. Sở thích trong CV là gì?
Sở thích trong CV là các hoạt động thường được thực hiện trong thời gian rảnh rỗi để giải trí của bạn, đồng thời sở thích cũng có thể là một cách tuyệt vời để tăng thu nhập. Các sở thích trong CV có thể bao gồm bất cứ điều gì, từ thể thao, âm nhạc và khiêu vũ đến nghệ thuật, viết blog hoặc đọc sách.
Phần sở thích trong CV là thông tin về những mong muốn yêu thích và thú vị mà ứng viên muốn truyền tải đến nhà tuyển dụng. Khi tạo CV, ngoài phần trình độ học vấn và kinh nghiệm, phần sở thích và mối quan tâm có thể tiết lộ nhiều hơn về tính cách của bạn.
2. Lợi ích của việc đưa sở thích vào CV
Việc đưa sở thích vào trong CV thực sự là một điều cần thiết. Đặc biệt, nếu các vị trí công việc yêu cầu sự sáng tạo, thẩm mỹ hay là nghệ thuật, sở thích trong CV sẽ là một phần được nhà tuyển dụng quan tâm để có thể hiểu hơn về bạn. Lợi ích khi đưa sở thích vào trong CV là thể hiện các kỹ năng liên quan của bạn cho vị trí công việc:
- Giúp CV của bạn được nổi bật hơn trong một rừng CV khác.
- Tăng sự độc đáo và cá tính hơn cho CV của bạn
- Cho phép bạn liệt kê các dự án tình nguyện và các hoạt động cộng đồng.
- Giúp bạn tìm ra chủ đề để chia sẻ trong cuộc phỏng vấn
3. Các sở thích trong CV Job3s xin việc dễ ghi điểm
Bạn hãy cùng Job3s tham khảo những sở thích trong CV dưới đây để tạo ấn tượng tốt và thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng nhé.
Sở thích mang tính tư duy
Nếu bạn có các sở thích như chơi cờ, giải Rubik và các hoạt động tư duy khác, bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người có khả năng hoạch định chiến lược và luôn tìm kiếm cách tiếp cận mới để đạt được mục tiêu. Nếu bạn đang ứng tuyển cho các vị trí liên quan đến xây dựng kế hoạch, những sở thích này sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn.
Sở thích đọc sách, viết lách
Nếu bạn đang ứng tuyển vào các vị trí truyền thông, quan hệ công chúng hay marketing,… thì sở thích viết lách và đọc sách có thể là một điểm mạnh cho bạn. Sở thích này cho thấy bạn có kỹ năng viết và diễn đạt tốt, sử dụng ngôn từ phong phú và luôn muốn khám phá kiến thức mới thông qua việc đọc sách báo.
Sở thích về nghệ thuật và sáng tạo
Nếu bạn có sở thích đặc biệt như vẽ tranh, chỉnh sửa ảnh, nấu ăn,… thì đó là một yếu tố quan trọng trong việc ứng tuyển vào các vị trí xây dựng thương hiệu và thiết kế. Ứng viên nên thể hiện sở thích của mình với nhà tuyển dụng để tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý.
Sở thích về tình nguyện
Nếu bạn tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện, hãy mạnh dạn chia sẻ về những hoạt động đó trong CV của mình. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ tính cách hòa đồng, bao dung và chia sẻ của bạn với mọi người. Bên cạnh đó, việc chia sẻ sẽ cho thấy rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Sở thích về thể thao
Hầu hết các môn thể thao đều yêu cầu tính đồng đội và khả năng làm việc nhóm cao. Do đó, nếu bạn đang ứng tuyển cho các vị trí yêu cầu làm việc nhóm, sở thích thể thao có thể là một điểm cộng cho bạn. Ngoài ra, tham gia các môn thể thao còn giúp bạn có sức khỏe tốt, bền bỉ và kiểm soát được năng lượng bản thân. Điều này sẽ chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng thích nghi được với áp lực công việc.
Sở thích sự mạo hiểm
Nếu bạn có sở thích tham gia các hoạt động mạo hiểm như nhảy dù, leo núi, đua xe,.. điều đó cho thấy bạn là một người cá tính, dám đối mặt với nỗi sợ hãi. Sở thích này cho thấy bạn không ngại thử thách và vất vả, có khả năng làm việc trong môi trường cường độ lớn.
Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được tính cách của bạn từ sở thích này và đánh giá bạn là một ứng viên có động lực cao, luôn sẵn sàng đối mặt với các thử thách trong công việc.
4. Top 30 các sở thích trong CV Job3s
Theo gợi ý của Job3s, dưới đây là top 30 sở thích phù hợp cho từng ngành nghề khác nhau. Bạn hãy cùng theo dõi danh sách này để biết thêm chi tiết nhé.
4.1 Các sở thích trong CV ngành kinh doanh
Các nghề nghiệp như kinh doanh, hoạt động cộng đồng và lái xe đều yêu cầu khả năng giao tiếp tốt, năng động và có khả năng chịu áp lực. Do đó, những sở thích trong CV phù hợp bao gồm:
- Giao tiếp và thuyết trình.
- Kinh doanh trực tuyến.
- Hoạt động trong các Đoàn, Hội, CLB.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện.
- Lái xe và đi du lịch.
4.2 Các sở thích trong CV ngành báo chí, truyền thông, marketing
Tính sáng tạo và năng động là hai yếu tố quan trọng của ngành này. Những sở thích có thể được đề cập trong CV bao gồm:
- Viết và biên tập nội dung.
- Chỉnh sửa ảnh và video.
- Học ngoại ngữ mới.
- Tìm hiểu và khám phá trên mạng, xem phim, theo dõi chương trình thể thao hoặc theo dõi các nghệ sĩ mình yêu thích.
4.3 Các sở thích trong CV ngành kỹ thuật
Mặc dù người làm kỹ thuật thường được cho là có tính cách khô khan, không thú vị nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có sở thích hay sở thích của họ không phù hợp để ghi vào CV. Dưới đây là những gợi ý sở thích phù hợp cho CV của bạn trong lĩnh vực kỹ thuật:
- Lập trình, thiết kế game/thiết kế web.
- Tạo mô hình.
- Sửa chữa máy móc và các vật dụng khác.
- Chơi game.
4.4 Các sở thích trong CV ngành hành chính nhân sự
Nhân viên hành chính nhân sự là người hỗ trợ và kết nối các thành viên trong văn phòng, do đó, cách ghi sở thích cá nhân trong CV cần phản ánh tính kiên trì, bình tĩnh và khéo léo của ứng viên. Dưới đây là những sở thích phù hợp để ghi vào CV:
- Tương tác và kết nối với mọi người.
- Tổ chức sự kiện và hoạt náo.
- Đọc sách.
4.5 Các sở thích trong CV ngành thiết kế
Công việc thiết kế yêu cầu khả năng sáng tạo hàng ngày, tạo ra những ý tưởng mới mẻ bằng cách kế thừa và phát triển các nghệ thuật và phong cách đã có trước đó. Những sở thích có thể thể hiện niềm đam mê của bạn với lĩnh vực này và sự khát khao không ngừng để tìm kiếm nền tảng cho sự sáng tạo của mình bao gồm:
- Vẽ tranh, chụp ảnh.
- Du lịch và khám phá các tác phẩm/công trình nổi tiếng.
- Đọc tạp chí nghệ thuật và thường xuyên tham quan bảo tàng.
4.6 Các sở thích trong CV ngành sư phạm
Dưới đây là một số sở thích thường được khuyến khích đưa vào CV của ứng viên ngành sư phạm:
- Thăm quan viện bảo tàng.
- Đọc văn học kinh điển.
- Xem phim tài liệu.
- Xem tin tức.
- Du lịch.
4.7 Sở thích trong CV các ngành khác
Bên cạnh đó còn có một số sở thích khác cho các ngành khác nhau như:
- Nấu ăn
- Thiền định
- Tập yoga
- Chơi board game
- Tham gia hoạt động từ thiện
- Leo núi
5. Các sở thích không nên viết trong CV xin việc làm
Một số sở thích không nên viết trong CV xin việc bởi nó có thể tạo ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng như:
Vấn đề về tôn giáo, chính trị:
Khi ghi sở thích trong CV xin việc, bạn nên tránh những sở thích liên quan đến tôn giáo hoặc chính trị, chẳng hạn như đi chùa, nhà thờ, hay thích các đạo giáo lý. Những vấn đề này có thể mang tính nhạy cảm và không liên quan đến công việc của bạn, vì vậy nên tránh đưa vào CV của mình.
Các sở thích kỳ lạ:
Nếu bạn muốn được nhà tuyển dụng đánh giá cao và xem xét cho một vị trí công việc tốt và phù hợp, bạn nên tránh đưa những sở thích kì lạ và không lành mạnh vào trong CV. Ví dụ như thích nuôi bọ cạp, rắn, cá sấu hoặc các con vật hoang dã. Tuy nhiên, nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí trong lĩnh vực động vật, thì những sở thích này có thể được cân nhắc.
Các sở thích không lành mạnh:
Trong quá trình viết CV xin việc, bạn nên tránh ghi những sở thích không lành mạnh như thích tốc độ, đua xe hoặc đánh bài, bởi những sở thích này có thể vi phạm pháp luật và làm giảm khả năng được nhà tuyển dụng lựa chọn.
Không có sở thích:
Nếu bạn không có sở thích nào nổi bật để ghi vào CV xin việc, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi để trống, vì việc bỏ trống một mục nào đó trong CV sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá chưa đầy đủ về bạn. Đặc biệt, họ có thể nghĩ rằng bạn chưa đủ nghiêm túc trong việc tìm kiếm công việc.
Tuy nhiên, ứng viên nên cẩn thận và chỉ ghi những sở thích thực sự liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, đồng thời tránh ghi những sở thích vô nghĩa hoặc không liên quan đến công việc của bạn.
6. Đặt sở thích ở vị trí nào trong CV?
Việc đặt mục sở thích trong CV xin việc không có quy định cụ thể. Tùy vào cấu trúc và bố cục của CV mà bạn có thể đưa mục sở thích vào vị trí phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu cách viết CV và đặt sở thích trong CV qua các mẫu tại Job3s – trang web cung cấp nhiều mẫu CV đa dạng và tiện ích. Với những thao tác đơn giản, bạn có thể tùy biến CV theo ý mình.
Khi trình bày CV, bạn cần lưu ý về mức độ quan trọng của thông tin mà nhà tuyển dụng quan tâm, bạn nên lưu ý về vị trí của các mục như sau:
- Trong CV xin việc, nên tránh đặt sở thích lên trước các mục như mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ học vấn.
- Trong CV xin việc, bạn nên đặt mục sở thích ở cuối để thể hiện tính cách và hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tránh đề cập đến trình độ chuyên môn.
- Khi trình bày phần sở thích cá nhân trong CV, cần tránh dài dòng và rườm rà, bạn nên trình bày ngắn gọn và dễ hiểu nhất, đồng thời đảm bảo không làm mất trọng tâm của CV.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách ghi sở thích trong CV phù hợp với từng ngành nghề. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn tạo ra một CV ấn tượng và thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng.