Thứ tự sắp xếp tính từ trong tiếng Anh đối với người học tiếng Anh, nhận xét ngữ pháp tiếng Anh khó thì cũng đúng, nhưng nếu nhận xét ngữ pháp tiếng Anh dễ thì cũng không sai. Bởi lẽ hầu hết các ngữ pháp tiếng Anh đều có một quy tắc nhất định. Giống như trong câu có nhiều hơn một tính từ, cũng sẽ có những quy tắc sẽ sắp xếp các tính từ theo đúng thứ tự. Trong bài viết ngày hôm nay cùng IELTS Academic tìm hiểu về thứ tự sắp xếp tính từ trong tiếng Anh nhé.
Phân loại tính từ/Thứ tự sắp xếp tính từ trong tiếng Anh
Về cơ bản, tính từ sẽ có các loại sau: tính từ chỉ quan điểm, tính từ chỉ kích cỡ, tính từ chỉ độ tuổi, tính từ chỉ màu sắc, tính từ chỉ chất liệu, và tính từ chỉ mục đích.
Tính từ chỉ quan điểm là những từ thể hiện quan điểm, cách đánh giá của một người về một chủ thể.
E.g. terrible (tồi tệ), awful (tồi tệ), wonderful (tuyệt vời), lovely (đáng yêu)
Tính từ chỉ kích cỡ là những từ thể hiện kích cỡ to nhỏ, lớn bé, cao thấp, của một chủ thể.
E.g. Long (dài), tall (cao), short (ngắn), small (nhỏ)
Tính từ chỉ độ tuổi là những từ chỉ về những con số cụ thể cũng như tuổi thộ, niên đại, thời kỳ mà chủ thể tồn tại.
E.g. old (cũ), new (mới), v.v.
Tính từ chỉ màu sắc là những từ chỉ màu sắc của chủ thể
E.g. yellow (vàng), red (đỏ), green (xanh), v.v.
Tính từ chỉ nguồn gốc là những từ cho biết xuất xứ, nguồn gốc của chủ thể.
E.g. Japanese (Nhật Bản), Russian (Nga), Chinese (Trung Quốc), Vietnam (Việt Nam) v.v
Tính từ chỉ chất liệu là những từ cho biết chủ thể được tạo ra từ loại nguyên vật liệu gì:
E.g. glass (kính), steel (thép), silk (lụa), v.v.
Tính từ chỉ mục đích là những tính từ cho biết chủ thể danh từ được sử dụng vào mục đích gì.
E.g. working (làm việc), eating (ăn), running (chạy bộ), v.v.
Trật tự tính từ trong câu
Nếu trong một câu, bổ nghĩa cho một danh từ có nhiều hơn một trong những tính từ nêu trên, thì chúng ta phải sắp xếp chúng theo đúng quy luật. Cụ thể, thứ tự của các tính từ trong câu được thể hiện như sau:
Quan điểm | Kích cỡ | Độ tuổi | Màu sắc | Nguồn gốc | Chất liệu | Mục đích | Danh từ |
E.g.
An interesting old Vietnamese painting (Một bức tranh Việt Nam cổ thú vị)
A Vietnamese industrial company (Một công ty công nghiệp Việt Nam)
Để dễ dàng ghi nhớ các trật tự tính từ nêu trên, các bạn có thể dịch các loại tính từ sang tiếng Anh, rút ngắn lại thành một cụm viết tắt và nhớ cụm từ này. Cụ thể
Quan điểm – Opinion – O
Kích cỡ – Size – S
Độ tuổi – Age – A
Màu sắc – Color – C
Nguồn gốc – Origin – O
Chất liệu – Material – M
Mục đích – Purpose – P
Vậy cụm từ chúng ta cần nhớ là OSACOMP. Để dễ nhớ cụm từ viết tắt này các bạn có thể việt hóa nó thành một câu nói dễ nhớ hơn, ví dụ như mình thì mình sẽ đọc nó thành “Ông Sơn Ăn Cùng Ông Minh Phính (phúng phính)). Thật dễ dàng để ghi nhớ hơn đúng không ngoài.
Thêm vào đó, khi nhìn trật tự tính từ từ trái qua phải các bạn có thể thấy những từ tính diễn tả sự phê phán hay thái độ (quan điểm) đứng trước những tính từ chỉ kích cỡ, chiều dài, chiều cao và những từ này lại đứng trước những tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích. Đồng nghĩa với việc những tính từ chủ quan thường đứng trước những tính từ khách quan. Vì vậy khi sắp xếp tính từ, các bạn cũng nên nhớ thêm mẹo này để sắp xếp thứ tự tính từ được chính xác hơn.
Một số lưu ý khi sắp xếp trật tự tính từ trong câu:
Trong tiếng Anh cũng có một số loại tính từ khác như tính từ chỉ hình dạng, tính từ chỉ loại hình, khi đó tính từ chỉ hình dạng sẽ đứng sau tính từ chỉ độ tuổi và đứng trước tính từ chỉ màu sắc. Còn tính từ chỉ loại hình sẽ đứng sau tính từ chỉ chất liệu và đứng trước tính từ chỉ mục đích.
E.g.
Danh từ chỉ hình dạng (shape): round (tròn), narrow (hẹp), v.v
Danh từ chỉ loại hình (type): Chemical (hoá học), money (vấn đề tiền bạc), domestic (nội địa), v.v.
Những quy tắc trên không phải lúc nào cũng được áp dụng. Trật từ tính từ có thể được thay đổi trong một số trường hợp. Đôi khi chúng ta ưu tiên đặt một tính từ ngắn trước một tính từ dài.
E.g. A big wonderful building. (Một toà nhà lớn tuyệt vời)
Đối với tính từ chỉ độ tuổi (old, young) khi đi kèm danh từ chỉ người, sẽ đứng ngay trước danh từ.
E.g. A pretty young lady (Một cô gái trẻ xinh đẹp)
Nếu trong một cụm từ có hai tính từ cùng loại, thì tính từ ngắn hơn thường đứng trước tính từ dài.
E.g. a soft, comfortable chair (một chiếc ghế mềm mại thoải mái)
Hoặc hai tính từ cùng loại cũng có thể đổi chỗ cho nhau
E.g. A peaceful, happy village or a happy peaceful village (một ngôi làng yên bình và hạnh phúc)
Đôi khi chúng ta cũng có thể thêm and (và) vào giữa hai tính từ cùng loại.
E.g. a soft and comfortable chair (một chiếc ghế mềm và thoải mái)
Nhưng chúng ta sẽ không thêm and vào hai tính từ khác loại
Chúng ta cũng dùng and vào giữa hai tính từ cùng loại để chỉ ra hai phần khác nhau của danh từ
E.g. a black and white coat (một chiếc áo khoác vừa có phần đen có phần trắng)
Nếu hai tính từ có hai chất lượng (ý nghĩa) đối ngược, thì chúng ta sẽ dùng but giữa hai tính từ
E.g. a simple but effective solution (một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả)
Xem thêm
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong kiến thức về Thứ tự sắp xếp tính từ trong tiếng Anh, một số mẹo để ghi nhớ tốt hơn thứ tự tính từ trong tiếng Anh cũng như một số trường hợp ngoại lệ trong đó. Trong quá trình học tiếng Anh, các bạn cố gắng ghi nhớ thật nhiều quy tắc để có thể sử dụng tiếng Anh một cách dễ dàng và chính xác hơn nhé. Chúc các bạn học tốt!